Xin giới thiệu Lời hiệu triệu của Tổng Quân ủy gửi toàn thể các đồng chí đảng viên trong Chiến dịch XX (Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ). Tư liệu trích từ sách “Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ”, NXB Quân đội nhân dân, 2004.
Sau thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây Bắc và ở Mặt trận đồng bằng Bắc Bộ, tại Hà Nam, đầu năm 1953, thực dân Pháp dồn lực lượng ở các nơi về tăng cường cho tuyến sông Đáy, đường 1, đường 60. Chúng thành lập các tiểu đoàn đi càn quét, bắt lính, phá cơ sở cách mạng, phá kinh tế, khủng bố, dụ dỗ nhân dân lập tề, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, Liên chi bộ Tỉnh đội Hà Nam đã lãnh đạo lực lượng vũ trang phối hợp với các đơn vị chủ lực cùng nhân dân tiến công, phá vỡ kế hoạch chiếm đóng của địch, giải phóng quê hương (1/1953 - 7/1954).
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Ngọc Mậu là Chính ủy Đại đoàn công pháo 351. Để chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược, theo kế hoạch ban đầu, Đại đoàn công pháo 351 cùng một số đơn vị bộ binh đã thực hiện kéo pháo vào trận địa, khi thay đổi phương châm tác chiến, đã thực hiện kéo pháo ra, chuẩn bị lại chiến trường. Có thể nói, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, phương tiện vận chuyển thô sơ, địa hình rừng núi dốc cao, đèo sâu, bộ đội ta đã làm nên kỳ tích khi thực hiện nghiêm mệnh lệnh chiến trường. Ban Tổ chức Hội thảo lược trích hồi ức của đồng chí Phạm Ngọc Mậu về sự kiện kéo pháo vào, kéo pháo ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tư liệu do Thiếu tướng Phạm Ngọc Thắng - Phó Chính ủy Học viện Kỹ thuật quân sự, con trai Thượng tướng Phạm Ngọc Mậu cung cấp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; là kết tinh sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, khối đại đoàn kết toàn dân, của nghệ thuật quân sự Việt Nam… Đồng thời, chứng minh chân lý: Một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế chưa phát triển, quân đội còn non trẻ, vũ khí trang bị còn thô sơ, nhưng biết đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Trận Điện Biên Phủ xứng đáng là một trận đánh tiêu biểu, nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới của một quân đội nhỏ chiến thắng một quân đội lớn, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đánh bại sức mạnh sắt thép và đô-la của can thiệp Mỹ.Như một Xương Giang-Bạch Đằng-Chi Lăng-Đống Đa, Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử vàng hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, là chiến dịch tiến công có quy mô lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, thể hiện sức mạnh to lớn của dân tộc và sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.
Cuộc đấu tranh của hàng chục triệu người ở khắp các châu lục nhằm giải phóng chế độ thuộc địa là sự kiện có ý nghĩa thời đại trong thế kỷ XX. Trong đó, chiến công đánh thắng thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5/1954 là thắng lợi mở đầu cho sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi quốc tế.
Đại tướng Tổng Tư lệnh
Thân gửi
Các cán bộ và chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận Điện Biên Phủ
Các đồng chí,
Trong đợt chiến đấu đầu tiên của chiến dịch lịch sử này, quân ta đã thắng rất to, quân địch đã bại rất nặng, các đồng chí đều đã biết. Trung ương và Bác đã có thư khen các đồng chí, nói rõ đây là một chiến dịch lịch sử, lại dặn các đồng chí phải chiến đấu bền bỉ, dẻo dai, chớ nên chủ quan khinh địch.
Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh gửi thư cho các đơn vị bộ đội yêu cầu xây dựng trận địa tiến công, bao vây địch đạt tiêu chuẩn và chính xác, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ra Chỉ thị gửi các đại đoàn bổ sung về xây dựng trận địa, về chiến thuật. Chỉ thị nêu các nội dung cần bổ sung:
Diễn biến trên chiến trường Điện Biên khác hoàn toàn so với mọi dự tính của quân Pháp. Quân ta càng đánh lại càng giữ vững thế chủ động. Có được điều đó cũng bởi, trước trận chiến này Đảng đã chủ trương triển khai trận đánh với những chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo kế hoạch cũ thì lúc ấy chỉ còn khoảng 6 hay 7 tiếng đồng hồ nữa là đến giờ ta nổ súng đánh Điện Biên. Bộ binh đang gấp rút chuẩn bị để xuất kích. Còn các “binh chủng” cung cấp hỏa tuyến của chúng tôi thì cũng đã sắp xếp đâu vào đấy, đang chờ lệnh đi làm nhiệm vụ...
Ngày 8/6/1954, một tháng sau ngày tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, Plêven, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói trước Quốc hội Pháp: "Khi một chiến dịch quân sự kết thúc xấu, người ta thấy lập tức mọc lên nhan nhản những nhà "chiến lược xalông" và những nhà tiên tri "nói hậu", họ giải thích rằng họ đã luôn luôn báo trước nhưng nào họ có bày tỏ ý kiến gì trước đâu... Điện Biên Phủ được chiếm ngày 20/11/1953... Giữa ngày đó đến lúc Việt Minh bắt đầu tiến công, ngày 13/3/1954, các nhà tiên tri có thể dễ dàng cho người ta nghe ý kiến của mình trong khoảng thời gian ba tháng rưỡi...
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Chiến công vĩ đại đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ đội thông tin liên lạc.