Trong phiên họp ngày 15-16/3/1954, Hội đồng Chính phủ đã ban bố một bản chính sách rất quan trọng đối với ngụy binh và nhân viên ngụy quyền bỏ hàng ngũ địch trở về với Tổ quốc gồm những điểm sau đây:
Công tác vận tải chiến dịch là khâu trung tâm của công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong suốt cả thời gian chiến dịch, công tác vận tải không lúc nào giảm bớt căng thẳng vì phải đảm nhận những nhiệm vụ với những khó khăn to lớn lúc đầu tưởng chừng như không vượt qua được.
Trong chiến dịch này, công tác chính trị đã có nhiều tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đánh lớn. Khó khăn về tiếp tế buộc phải tính toán chặt chẽ số người ở tiền tuyến. Nhưng một lực lượng đông đảo các văn nghệ sĩ, các đoàn văn công đã có mặt hợp thành một binh chủng đặc biệt trong đội hình chiến dịch. Tổng cục Chính trị đưa theo cả một bộ phận nhà in.
Nhà văn Hữu Mai đã ra đi về cõi vĩnh hằng nhưng cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, người ta lại nhắc nhớ đến những tác phẩm của ông với một lòng cảm phục, một niềm tiếc thương vô hạn đối với một nhà văn đã có nhiều tác phẩm giá trị nổi tiếng về chiến dịch lịch sử vĩ đại này.
Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân Dân Tạ Long, Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Tiêu hóa Đông Nam Á, trước đây vốn là một cán bộ quân y đã tham dự nhiều chiến dịch lớn suốt từ bắc vào nam.
Cuộc phản kích chiếm lại đồi C1 của địch bước sang ngày thứ hai. Đến trưa ngày 10/4/1954, địch đã chiếm được một phần C1. Lực lượng tiếp viện của Trung đoàn 98 đã phải dùng lưỡi lê ào lên đánh giáp lá cà với địch. Với ưu thế của hỏa lực không quân, được pháo binh chi viện, địch đã tập trung lực lượng và hỏa lực phản kích chiếm lại được đỉnh đồi C1, đẩy 1 đại đội của Tiểu đoàn 439, Trung đoàn 98 lùi xuống giữ nửa đồi phía đông. Đến 21 giờ cùng ngày, Trung đoàn 98 tổ chức 1 đợt phản kích nhưng không thành công. Trong ngày, quân Pháp thả 302 lính dù lê dương, cùng 195 tấn đạn dược xuống Điện Biên Phủ.
Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử quy mô to lớn hơn các chiến dịch trước. Do đó, công tác thương binh cũng đòi hỏi một sự cố gắng mới về tổ chức cũng như về tinh thần phục vụ. Chúng ta lại làm việc trong điều kiện phương tiện thiếu thốn, cần phải khắc phục nhiều khó khăn; tuy vậy các đồng chí đã cố gắng nhiều trong việc chuyển thương, săn sóc điều trị anh em thương binh.
Anh hùng Khùng Văn Khầu sinh năm 1929 tại xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông là một trong những sĩ quan pháo binh giỏi nhất trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.
Bốn mươi năm đã qua từ khi trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành được "chiến thắng vang dội địa cầu" và kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Điện Biên Phủ, cái tên đã thành huyền thoại và khi cùng gắn với hai cái tên Việt Nam và Hồ Chí Minh, đã trở nên biểu tượng của một dân tộc anh hùng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thành công trong công tác bảo đảm hậu cần góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Trong đó vận tải thô sơ đã trở thành nét độc đáo, sáng tạo của quân và dân ta khi tiến hành trận quyết chiến, chiến lược này.
70 năm trước, tỉnh vùng cao Hà Giang dù còn nhiều gian khổ nhưng đã tích cực góp sức người, sức của cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Những người con của Hà Giang tham gia chiến dịch Điện Biên năm ấy nay tuổi đã cao, nhưng vẫn hào hứng khi nhắc về một thời tuổi trẻ “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”.