11 giờ, quân địch tăng viện từ Mường Thanh phối hợp với lực lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản kích cố đẩy quân ta ra khỏi A1. Trên trận địa ta chỉ còn lại hơn năm chục người. Cán bộ, chiến sĩ chia thành nhiều tổ phụ trách từng đường hào, nhiều lần dùng tiểu liên, thủ pháo, bộc phá ống đánh địch phản kích, đẩy lui nhiều đợt tiến công.
Người Pháp trước đó, sau này là người Mỹ cũng vậy, không hề hiểu rõ cuộc chiến tranh và đối thủ của họ. Họ tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế chống một nước nhỏ hơn. Ngược lại, Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh vì sống còn.
Trong lễ mừng chiến thắng do Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức, ca khúc "Chiến thắng Điện Biên" lại vang lên bởi tập thể văn công, chiến sĩ. Sau đó, bài hát được lan truyền và đi sâu vào lòng trái tim của hàng triệu người dân đất Việt.
Ngày 31 tháng 3 năm 1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định: Bộ đội ta đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại các cao điểm.
Sau gần nửa tháng bị quân ta vây siết ở phân khu trung tâm, quân Pháp ngày càng rệu rã về tinh thần. Trong khi đó, bộ đội ta đã rải đều ngang dọc khắp các mặt trận, sĩ khí đang ở thời điểm cao nhất. Nhận thấy thời cơ đã đến, đúng 18 giờ 30 phút ngày 30/3/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng, bắt đầu đợt tiến công thứ 2 vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Trước đợt tiến công thứ hai - đợt công kiên có quy mô lớn nhất toàn bộ chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam thay mặt cho Tổng Quân ủy gửi thư động viên tới nơi tiền tuyến.
Phương châm đánh chắc, tiến chắc là điều mà các chiến sĩ của ta đã không hề nghĩ đến. Bởi lẽ ban đầu, phương châm tác chiến của trận đánh là “Đánh nhanh, thắng nhanh” trong 2 ngày 3 đêm. Tuy vậy chỉ ít giờ trước khi nổ súng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định lịch sử: Chuyển từ phương châm đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.
Vượt quãng đường hơn 1.800km từ thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản đã về thăm lại Điện Biên trong những ngày cả nước đang hướng về mảnh đất lịch sử.
“Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực lượng hơn, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi”.
Ngày thứ 13 của chiến dịch. Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên phủ triệu tập hội nghị cán bộ, để thảo luận và quán triệt kế hoạch tác chiến đợt 2.
Tháng 5 năm 1953, Quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.
Ngày thứ 11 của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng thời gian bộ đội ta tiếp tục xây dựng trận địa chiến hào, quân địch cũng ráo riết tranh thủ củng cố lại hệ thống trận địa phòng ngự.