Cách đây 30 năm, vào những ngày đầu tháng 5 lịch sử, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam đã giành được một thắng lợi vang dội, làm nức lòng cả nước và bè bạn khắp năm châu: Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi quân sự tiêu biểu đó đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, giải phóng miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch.
Để bảo đảm sự chấp hành triệt để mệnh lệnh tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh.
Để cho tất cả các binh chủng bộ binh, pháo binh, công binh, phát huy đến cao độ tinh thần chiến đấu dũng cảm và hiệu lực kỹ thuật của mình.
Để cho mỗi người cán bộ và chiến sĩ nhận rõ trách nhiệm của mình trước toàn quân trong cuộc chiến đấu to lớn sắp đến.
Để giành thắng lợi hoàn toàn cho chiến dịch.
Tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ dồn dập bay về hậu phương. Đồng bào và cán bộ hết sức phấn khởi, đã viết thư ra tiền tuyến chào mừng và cổ vũ các chiến sĩ.
Sau mấy tháng liền quân ta vây chặt tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ, ngày 13/3/1954, hồi 4 giờ chiều, quân ta bắt đầu nổ súng. Bộ binh ta có trọng pháo giúp sức đã tấn công vào vị trí Him Lam, một vị trí kiên cố vào hạng nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau hơn 1 giờ chiến đấu mãnh liệt, ta đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn Lê dương số 3 và một đại đội ngụy binh Thái và chiếm hẳn được vị trí.
Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng, trong Đông Xuân 1953-1954, Bộ Tổng Tư lệnh sử dụng các đơn vị chủ lực phối hợp mở ba cuộc tiến công lớn nhằm tiêu diệt quân địch còn chiếm đóng Lai Châu, giải phóng hoàn toàn khu Tây Bắc, phối hợp cùng Quân đội Pathét Lào giải phóng Phôngxalỳ.
Trên mặt trận Điện Biên Phủ, trên chiến trường toàn quân thắng lớn, giặc thua to. Ngụy quân, nguỵ quyền đang hết sức hoang mang, dao động. Việc Chính phủ nhắc lại chính sách khoan hồng và quy định thêm những điểm cụ thể, thật rất kịp thời. Nó sẽ làm cho ngụy binh và nhân viên ngụy quyền mau nhận rõ con đường sống tương lai của mình mà bỏ giặc trở về hàng ngũ kháng chiến.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội Thông tin liên lạc đã anh dũng, mưu trí, chủ động, sáng tạo, tổ chức, triển khai bảo đảm thông tin liên lạc “Chính xác, nhanh chóng, kịp thời - Góp phần tổ chức thực hành chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống”, phục vụ Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng trên các chiến trường giành thắng lợi vẻ vang.
Trải qua 56 ngày đêm dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc. Thắng lợi to lớn đó có sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Tây Bắc với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng giành được những thắng lợi quan trọng, để đẩy mạnh kháng chiến tiến tới, cần phải tiến hành những chiến dịch lớn, dài ngày, giành lấy những thắng lợi quyết định nhằm xoay chuyển tình thế trên chiến trường.
Sau chiến thắng trong Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, tỉnh Cao Bằng được giải phóng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã khẩn trương bắt tay ngay vào việc phục hồi kinh tế, cải thiện dân sinh.
Ngày 27/4/2011, Đèo Lũng Lô được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia tại quyết định số 1409/QĐ-BVHTTDL, là địa chỉ đỏ minh chứng cho khát vọng giải phóng đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Di tích Đèo Lũng Lô là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước với những sự hy sinh xương máu góp phần làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc.
Căm thù giặc hằng ngày giết người, cướp của, bắt lính, đốt phá làng mạc, thanh niên nhiều nơi ở vùng sau lưng địch hăng hái xin gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam để diệt giặc trả thù.