Trong đội ngũ chiến sĩ, có lẽ không có ai lại không biết bài hát “Hành quân xa”. Và chắc ít người biết rằng ca khúc này ra đời rất mau lẹ, được tác giả hoàn thành trong vòng chỉ một tiếng đồng hồ. Dạo ấy là chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Trước đòi hỏi của bộ đội, nhạc sĩ Đỗ Nhuận từ lâu đã ấp ủ ý định sáng tác một bài thể hành khúc cho chiến sĩ vừa hành quân vừa hát. Nhưng dự định mãi vẫn chưa viết ra được.
Trong đợt tác chiến vừa qua, chúng ta đã giành được thắng lợi lớn. Tình hình căn bản hiện có lợi cho ta. Để củng cố và phát triển thắng lợi, giành toàn thắng cho chiến dịch, nhiệm vụ chủ yếu hiện nay là: Nhanh chóng hoàn thành xây dựng trận địa bao vây và tấn công để tất cả các hỏa lực cầu vồng của ta có thể khống chế sân bay, uy hiếp tung thâm địch, không cho địch thả dù tăng viện và tiếp tế, tạo điều kiện cần thiết để tiêu diệt toàn bộ quân địch, đồng thời xây dựng trận địa cắt đứt sự liên lạc của địch giữa Mường Thanh và Hồng Cúm. Chủ trương tác chiến này cần phải quán triệt trong toàn quân từ cán bộ đến chiến sĩ. Để thực hiện chủ trương đó, kế hoạch công tác về các mặt quân sự, chính trị, cung cấp như sau:
Với mục đích đánh chiếm các điểm cao phía đông, uy hiếp quân địch ở Mường Thanh, tiêu diệt bộ phận sinh lực địch để chuẩn bị cho kế hoạch tổng công kích, Hội nghị cán bộ được triệu tập để thảo luận và quán triệt kế hoạch tác chiến đợt 2.
Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công như nhiệm vụ được giao. Các đơn vị hậu cần, giao thông vận tải, dân công, tiếp tục vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí bổ sung cho bộ đội ở Điện Biên Phủ chuẩn bị đợt 2 chiến dịch.
“Tôi đã nhận được bản báo cáo của các đồng chí và thư của đồng chí Tấn, trong đó có những nhận xét đúng về tư tưởng của bộ đội cũng như về kinh nghiệm các cuộc chiến đấu vừa qua. Qua bản báo cáo và bức thư gần đây, tôi thấy các đồng chí đã cố nắm vững tình hình và đi sát dưới hơn trước. Nhưng nói đến thời gian trước, trong và ngay sau cuộc chiến đấu thì Đảng ủy đại đoàn đã có những khuyết điểm sau đây:
Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh gửi thư cho các đơn vị bộ đội yêu cầu xây dựng trận địa tiến công, bao vây địch đạt tiêu chuẩn và chính xác, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ra Chỉ thị gửi các đại đoàn bổ sung về “Mấy điều quy định về phòng không, phòng pháo và sinh hoạt trong trận địa”. Chỉ thị nêu các nội dung cần bổ sung:
Để bảo đảm cho nhiệm vụ tiến công, tiêu hao và tránh phi pháo địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh, Chỉ huy trưởng Chiến dịch đã gửi thư động viên bộ đội “Xây dựng trận địa tiến công và bao vây địch nhanh chóng, đạt tiêu chuẩn".
Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu bước trưởng thành to lớn của bộ đội pháo binh. Những thành tích, những kinh nghiệm quý giá tích luỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là những cơ sở quan trọng để bộ đội pháo binh tiếp tục xây dựng binh chủng ngày càng hùng mạnh, xứng đáng là binh chủng hỏa lực chủ yếu của quân đội ta trong thời kỳ lịch sử mới, đồng thời mãi mãi xứng đáng với danh hiệu: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" mà Bác Hồ đã khen tặng.
Cuộc tổng công kích của quân ta tiếp theo 6 ngày tấn công mãnh liệt của đợt thứ ba, là một trận đánh dữ dội oanh liệt chưa từng có từ khi bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 14/3/1954, ta cho phép quân địch ra nhận thương binh. Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ Tiểu đoàn dù ngụy số 5 và 4 khẩu pháo 105mm. Ta mở tiếp cuộc tiến công vào trung tâm để kháng đồi Độc Lập, một cụm cứ điểm được coi là có tổ chức phòng ngự tốt nhất ở Điện Biên Phủ do Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn Angiêri thứ 7 (5/7 RTA) và một đại đội lính ngụy Thái đóng giữ.
Xin giới thiệu bài viết “Ở mặt trận Điện Biên Phủ: Ta diệt toàn bộ quân địch ở phía bắc sân bay và kiểm soát một nửa sân bay” đăng trên Báo Nhân Dân số 179 từ ngày 21/4 đến 25/4/1954.