Ngày thứ 13 của chiến dịch. Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên phủ triệu tập hội nghị cán bộ, để thảo luận và quán triệt kế hoạch tác chiến đợt 2.
Ngày 27/3/1954, kết thúc hội nghị cán bộ chiến dịch Điện Biên Phủ, trên cơ sở nhận định tình hình địch-ta tại mặt trận Điện Biên Phủ, Tổng Quân ủy đã xác định chủ trương tác chiến của đợt tiến công thứ 2.
Hội nghị của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tiếp tục họp sang ngày thứ 2. Gần 100km đường giao thông hào đã hoàn thành. Để bảo vệ trận địa, các đơn vị bộ đội ta đã lần lượt chuyển từ trên các núi cao xuống ở ngay trong các đường hào vừa được đào đắp. Các chiến sĩ pháo binh cũng tìm mọi cách khắc phục khó khăn đưa pháo từ trên núi cao xuống các mỏm đồi ở sát cánh đồng Điện Biên Phủ.
Ngày thứ 10, hai đường trục hào chính do bộ đội ta đào từ phía Bắc đã ôm lấy phân khu Trung tâm ở mặt Đông và Tây, cô lập phân khu này với cụm cứ điểm Isabelle của địch ở phía Nam.
Trong niềm vui phấn khởi mừng ngày giải phóng tỉnh năm 1950, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã khẩn trương bắt tay thực hiện những nhiệm vụ mới như: xây dựng hậu phương, từng bước ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh mọi mặt kháng chiến, sắp xếp tổ chức sản xuất, giữ vững an ninh trật tự, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ...
Trong những ngày ác liệt nhất của Đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi cùng đồng đội tham gia chiến đấu bảo vệ Đồi E. Đó là khoảng thời gian đầy gian khổ, ác liệt, hi sinh nhưng rất đỗi tự hào. 65 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức về 36 ngày đêm chiến đấu trên Đồi E vẫn vẹn nguyên trong tôi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, thừa nhận nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân 3 nước Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi đó là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trước hết, đó là thắng lợi của thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó còn là thắng lợi của sự phát huy cao độ truyền thống đại đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Friedrich Engels, nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản nhận định: “Chiến tranh du kích là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng được một dân tộc lớn, mà một quân đội ít mạnh hơn có thể đối lập với một quân đội mạnh hơn và có tổ chức hơn” . Vận dụng quan điểm trên, kết hợp với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Huy động toàn dân nổi dậy đánh du kích khắp nơi, làm cho lực lượng địch bị phân tán, mệt mỏi, khiến cho quân chủ lực ta bất thần đánh tiêu diệt địch từng bộ phận” , tiến tới đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
Theo đúng kế hoạch, bộ đội đào giao thông hào đã tiến vào những trung tâm đề kháng mục tiêu của ta trong đợt tiến công thứ 2. Ở phía đông, giao thông hào đã vào gần các cao điểm E, D1, Cl, A1. Ở phía tây, một mũi chiến hào chỉ còn cách hàng rào dây thép gai cứ điểm 106, thuộc cụm cứ điểm trực tiếp bảo vệ sân bay Mường Thanh 50m.
Cùng thời gian bộ đội ta tiếp tục xây dựng trận địa chiến hào, quân địch cũng ráo riết tranh thủ củng cố lại hệ thống trận địa phòng ngự, đặt thêm vật cản, đào thêm nhiều hầm hào và xây dựng thêm một số điểm tựa mới trên hướng đông-bắc của tập đoàn cứ điểm.