Thắng lợi Điện Biên Phủ: Bài học về huy động nguồn lực trong nhân dân

Thắng lợi Điện Biên Phủ: Bài học về huy động nguồn lực trong nhân dân

Theo quan điểm của các nhà quân sự phương Tây, trong chiến tranh bên nào có kinh tế mạnh hơn, lực lượng vật chất dồi dào hơn thì bên đó sẽ thắng. Chính từ cách nhìn như vậy nên khi quay lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp chủ quan cho rằng có thể nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nhưng rồi sau hơn 7 năm tiến hành chiến tranh, thực tế diễn ra không giống như kỳ vọng, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng trở thành một gánh nặng quá sức chịu đựng của nước Pháp.
Mấy bài học về tổ chức bảo đảm quân y trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Mấy bài học về tổ chức bảo đảm quân y trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày lại mở ra tại một địa bàn xa hậu phương căn cứ, ở một vùng rừng núi mới giải phóng. Vì vậy bảo vệ, giữ gìn sức khỏe bộ đội chiến đấu là một yêu cầu cấp thiết. Muốn hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe bộ đội thì không phải chỉ có ngành quân y làm đơn độc mà phải có một tổ chức vận động quần chúng to lớn, sâu rộng khắp từ đơn vị tới mọi người.
Một tiểu đội của ta diệt trên 100 địch

Một tiểu đội của ta diệt trên 100 địch

Suốt ngày 11-4, cuộc chiến đấu trên đồi số 4 (ở mặt trận phía Đông Điện Biên Phủ) diễn ra rất ác liệt. Ta và địch mỗi bên chiếm nửa đồi. Hai bên đối diện nhau, chỉ cách nhau một bãi phẳng chừng 10 thước. Giặc đào đất, chửi mắng nhau, các chiến sĩ ta nghe rõ hết.
Thông cáo của Bộ Tổng Tư lệnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thông cáo của Bộ Tổng Tư lệnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ta đã toàn thắng trên mặt trận Điện Biên Phủ, thu được một số thắng lợi vĩ đại xưa nay chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của quân đội nhân dân Việt Nam, tiêu diệt hoàn toàn trên 21 tiểu đoàn và 10 đại đội, gồm hơn 16.000 quân tinh nhuệ của địch, trong đó có toàn bộ các cơ quan chỉ huy của chúng ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, gồm 1 thiếu tướng, 16 quan năm, 1749 sĩ quan và hạ sĩ quan. Ta bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, đạn dược, quân trang quân dụng, trong đó có trên ba vạn chiếc dù.
[Video] Chiến thắng Điện Biên Phủ 3/4/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp hạ lệnh giữ vững vị trí đã chiếm được ở đồi A1

[Video] Chiến thắng Điện Biên Phủ 3/4/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp hạ lệnh giữ vững vị trí đã chiếm được ở đồi A1

4 giờ 30 phút, Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) được lệnh bàn giao lại trận địa ở sườn phía Đông A1 cho Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316), để về tập kết tại rừng Mường Phăng củng cố lực lượng. Buổi chiều, Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) tiến công Cứ điểm 105 nằm không xa Cứ điểm 106 vừa bị tiêu diệt. Cuộc chiến đấu kéo dài tới sáng, ta chiếm được hai phần ba cứ điểm và chỉ tiêu diệt được một bộ phận địch.
Ngày 1/4/1954: Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

Ngày 1/4/1954: Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

Tiếp tục tiến công A1, 5 giờ sáng, hai xe tăng địch và quân tiếp viện xuất hiện. Lúc này, lực lượng tại chỗ và tiếp viện được tổ chức lại, dựa vào xe tăng xông lên phản kích hòng đánh bật ta ra khỏi cứ điểm. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, các ụ súng, chiến hào đều bị đạn bom cày nát. Trong ngày 1/4, địch tổ chức 3 đợt xung phong, nhưng đều bị Trung đoàn 102 đẩy lui, hàng trăm lính dù bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngày 31/3/1954: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

Ngày 31/3/1954: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

Sau ngày chiến đấu đầu tiên của đợt 2, Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định: "Bộ đội ta đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. Trung đoàn 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1. Trung đoàn 98 tiến công C2 không thành công, bị tiêu hao, cần điều đơn vị khác hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1 và phòng ngự ở C1 vào ban ngày. Tham mưu trưởng Chiến dịch Hoàng Văn Thái đề nghị sử dụng Trung đoàn 102 (đầu đợt 2, Trung đoàn 102 được chọn là lực lượng dự bị cho khu đông).
Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

Để chuẩn bị bước vào đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 29/3/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng Quân ủy gửi thư động viên các đồng chí đảng viên ở mặt trận. Bức thư nêu rõ: “Trận đánh sắp tới là một trận đánh rất lớn có tính chất quyết định để chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Các đồng chí hãy nêu cao hơn nữa tinh thần gương mẫu, dũng cảm chiến đấu của những người đảng viên Đảng Lao động, nhất là trong những giờ phút gay go, quyết liệt. Tất cả các đồng chí chúng ta trong cuộc chiến đấu sắp tới đều phải kiên quyết, dũng cảm, đánh nhanh, giải quyết nhanh, đánh mạnh như vũ bão, không để mất một cơ hội nào để tiêu diệt địch, lãnh đạo toàn thể anh em cán bộ và chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang Đảng giao cho”.
Ngày 28/3/1954: Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

Ngày 28/3/1954: Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

Ngày 28/3/1954, Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh số 83-ML/B1, trong đó xác định quyết tâm của Bộ trong đợt tiến công thứ 2 là “Tập trung ưu thế tuyệt đối binh hỏa lực, tiêu diệt toàn bộ khu vực phía đông Mường Thanh, tạo điều kiện đầy đủ cho quân ta chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ”.
Xem thêm