Các cứ điểm 105 và 206 có giá trị quan trọng đối với địch, địch cố giữ cứ điểm 105 và 206 để bảo vệ sân bay và khống chế một khu vực tương đối rộng nhằm ngăn chặn quân ta tiến công. Do đó, Tổng Quân ủy quyết định Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 phải gấp rút chuẩn bị để đêm 18/4 có thể đánh cứ điểm 105 và 206.
Tại Phân khu nam, 16 giờ ngày 15/4, một chiếc máy bay C.119 bay đến lượn mấy vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận địa của ta. Xẩm tối, chiến sĩ ta ra lấy dù, thấy có một chiếc hòm. Nó được đưa Sở Chỉ huy Trung đoàn 57. Trong hòm toàn những gói quà gồm thuốc lá, rượu, xúc xích, jăm-bông, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá thư màu hồng sực mùi nước hoa của vợ Đờ Cát-xtơ-ri gửi cho chồng nhân dịp được thăng quân hàm cấp tướng. Đơn vị xin ý kiến Bộ Chỉ huy mặt trận cách xử lý với lá thư. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm nói nên chuyển lại cho Đờ Cát-xtơ-ri. Ta thông báo trên bộ đàm. Chỉ một giờ sau, đúng theo quy ước, một tên lính Pháp mang cờ trắng tới địa điểm hẹn, nhận lá thư đem về Mường Thanh.
Trên cánh đồng Mường Thanh, sáng ngày 14/41954, toán địch đầu tiên đi tuần trên sân bay, chợt nhận thấy đường hào ở phía tây đã cắt đứt liên lạc giữa Huyghét 1 (cứ điểm 206) và Huyghét 6 (cứ điểm 105) với khu trung tâm. Một mũi hào khác đâm thẳng vào sân bay Mường Thanh. Không chỉ có vậy, Huyghét 1 còn báo cáo mặt tây cứ điểm đã bị chiến hào của ta bao vây. Buổi trưa, những đơn vị dù 6 và 8 thử mở đường tới Huyghét 1, nhưng bị chặn lại trước những bãi mìn mới rải và những loạt đạn súng cối.
Hai nhánh chiến hào của quân ta như hai gọng kìm kẹp chặt Cứ điểm 105. Tại Cứ điểm 106, chiến hào của ta đã xuyên qua lớp rào kẽm gai tới 15 mét, gần sát lô cốt địch. Trong ngày, Pháp thả 240 tấn hàng (trong đó có 50 tấn lương thực) xuống Điện Biên Phủ.
Ngày 12/4/1954, Bộ đội ta tiếp tục đào vây lấn, uy hiếp các cứ điểm 105 và 106 của địch. Lúc 11 giờ 40 phút cùng ngày, chiếc máy bay thứ 50 của quân Pháp bị ta bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là pháo đài bay ném bom 4 động cơ B.24 (Privateer), với tổ bay 9 người, lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam; bom nằm trong khoang địch chưa kịp thả; số bom này đã cung cấp cho bộ đội công binh thuốc nổ để ta đặt trong đường hầm A1 vào đầu tháng 5.
Trong phiên họp ngày 15-16/3/1954, Hội đồng Chính phủ đã ban bố một bản chính sách rất quan trọng đối với ngụy binh và nhân viên ngụy quyền bỏ hàng ngũ địch trở về với Tổ quốc gồm những điểm sau đây:
Cùng thời điểm diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Bắc Ninh tổ chức nhiều trận đánh oanh liệt, giành giật từng tấc đất, chiến hào. Tỉnh Bắc Ninh đã kiên cường vượt lên khó khăn, gian khổ xây dựng hậu phương vững chắc, đánh địch “chia lửa” với mặt trận, tiến lên giải phóng quê hương.
Công tác vận tải chiến dịch là khâu trung tâm của công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong suốt cả thời gian chiến dịch, công tác vận tải không lúc nào giảm bớt căng thẳng vì phải đảm nhận những nhiệm vụ với những khó khăn to lớn lúc đầu tưởng chừng như không vượt qua được.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhân dân ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công đưa đến việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng thực dân Pháp đã không cam chịu thất bại, chúng trở lại xâm lược nước ta một lần nữa buộc nhân dân ta nhất tề đứng lên thực hiện lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh "toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến".
Trong chiến dịch này, công tác chính trị đã có nhiều tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đánh lớn. Khó khăn về tiếp tế buộc phải tính toán chặt chẽ số người ở tiền tuyến. Nhưng một lực lượng đông đảo các văn nghệ sĩ, các đoàn văn công đã có mặt hợp thành một binh chủng đặc biệt trong đội hình chiến dịch. Tổng cục Chính trị đưa theo cả một bộ phận nhà in.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa hơn nửa thế kỷ, song âm hưởng và những “giá trị lịch sử và hiện thực” của chiến thắng vẫn còn đọng mãi và có sức lan tỏa mạnh mẽ qua nhiều thế hệ, làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.