Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bước hoàn thiện cách đánh tập đoàn cứ điểm

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bước hoàn thiện cách đánh tập đoàn cứ điểm

Từ năm 1951, quân Pháp tiến hành hình thái phòng ngự tập đoàn cứ điểm, nhằm đối phó trước sự tiến công mạnh mẽ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ khi hình thái phòng ngự tập đoàn cứ điểm của quân Pháp xuất hiện, bộ đội ta đã tổ chức đánh và dày công nghiên cứu, tìm cách đánh phù hợp, hiệu quả. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã giải quyết thành công nhiều vấn đề về nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.
Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ

Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ

Xin giới thiệu bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đăng trên Báo Quân đội nhân dân năm 1994. Bài viết được trích từ sách “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
Quyết định khó khăn nhất

Quyết định khó khăn nhất

Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là "đánh chắc thắng", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của Đại tướng. Báo Nhân Dân xin giới thiệu bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm lần thứ 35 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhà văn Hữu Mai ghi.
 Tình hình của địch và chủ trương tác chiến của ta

Tình hình của địch và chủ trương tác chiến của ta

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc. Cánh đồng Điện Biên Phủ chiều dài khoảng 18km, chiều rộng từ 6 đến 8km. Đây là cánh đồng lớn nhất, giàu có nhất và dân cư đông đúc nhất trong bốn cánh đồng lớn ở Tây Bắc. Điện Biên Phủ ở gần biên giới Việt-Lào, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng, phía đông bắc nối liền với Lai Châu, phía đông và đông nam nối liền với Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản, phía tây thông với Luông Prabăng, phía nam thông với Sầm Nưa. Đối với đế quốc Pháp-Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền tây nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân có tác dụng rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á.
"Điện Biên Phủ - Cây cột mốc bằng vàng"

"Điện Biên Phủ - Cây cột mốc bằng vàng"

Cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Điện Biên Phủ đã đánh dấu một chặng đường lịch sử của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Đây là cây cột mốc bằng vàng".
Đại đoàn 312 trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại đoàn 312 trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Là lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, Đại đoàn 312 đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13/5/1954, trong lễ duyệt binh các đơn vị chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự được nhận vĩnh viễn cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến, Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam

Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam

Nói đến Việt Nam ngày nay, bạn nước ngoài nghĩ ngay đến tên Hồ Chí Minh. Sau tên quý yêu của lãnh tụ ta, còn có một danh từ Việt Nam nữa mà người ở khắp thế giới vào nửa cuối thế kỷ XX này khá thuộc. Đối với đồng chí, anh em thân và bạn xa gần, danh từ đó bát ngát một niềm tự hào chung. Nó vang lên như kèn xung trận, hát mãi ngợi chào tự do, sáng như cả một rừng hoa ban và thơm mãi như hương lúa đồng quê, như cốm mới, như đời đời máu của chúng ta thơm thắm. Đối với kẻ thù, cả bầy sói lang thực dân, đế quốc và lũ rắn rết, giòi bọ tay sai của chúng, tên đó vẫn làm choáng óc và nghe bi ai như một hồi chuông nguyện báo giờ gần đất xa trời.
Báo cáo của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị ngày 6/12/1953 quyết tâm tiến công Điện Biên phủ

Báo cáo của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị ngày 6/12/1953 quyết tâm tiến công Điện Biên phủ

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm tiến công Điện Biên Phủ. Về tình hình địch và phương hướng chiến dịch, phương án tác chiến của Tổng Quân ủy ghi rõ: “Tuy hiện nay chưa thể khẳng định nhưng muốn bảo đảm thực hiện được quyết tâm của Trung ương là tiêu diệt địch và giải phóng vùng Lai Châu-Phong Xa Lỳ cho đến Luông Phrabăng trong Đông Xuân thì phải nhằm trường hợp địch tăng cường thành tập đoàn cứ điểm mà chuẩn bị.
Từ bản Mường Phăng đến hầm Đờ Cát

Từ bản Mường Phăng đến hầm Đờ Cát

Tôi muốn bắt đầu cuộc hành hương của mình từ điểm xa nhất: Mường Phăng, nơi đặt sở chỉ huy của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh chiến dịch Điện Biên. Mường Phăng, tiếng Thái có nghĩa là “Bản Lạnh”. Điểm cao này nằm ở rặng núi phía đông cánh đồng Mường Thanh.