Đến năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia bước sang năm thứ tám. Lúc này các tổ chức kháng chiến của ba nước Đông Dương đã trưởng thành vững mạnh, khối đoàn kết liên minh nhân dân ba nước Đông Dương được tăng cường và sự hợp tác giúp đỡ nhau giữa ba nước anh em chặt chẽ hơn.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, ta chiến đấu liên tục dẻo dai làm cho địch tổn thất rất nặng nề. Địch bị tiêu diệt tới hàng vạn; gần 50 vị trí và tháp canh bị san phẳng và bức rát; gần 40 tàu chiến và ca nô bị phá hủy.
Khi quân ta còn bao vây Điện Biên Phủ, chưa đánh thẳng vào tập đoàn cứ điểm của giặc, có những chiến sĩ bộ đội vô cùng dũng cảm, đêm đêm vượt qua bao lần địch gác vào liên lạc với đồng bào ở các bản tập trung trong trận Mường Thanh.
Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn là một trong những tỉnh thuộc An toàn khu, nơi ở và làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bắc Kạn là địa bàn diễn ra trận đánh công kiên đầu tiên của quân đội ta.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954) - đỉnh cao thắng lợi của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, Trung ương Đảng và Chính phủ đã huy động sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó có lực lượng thanh niên xung phong.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tích cực đóng góp sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến; đồng thời ra sức tiến công địch, tiến lên giải phóng quê hương, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ-đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, là chiến công chói lọi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong cuộc trường chinh chống thực dân Pháp xâm lược.
Cách đây 70 năm, rạng sáng 7/3/1954, với sự đùm bọc của nhân dân xã Hòa Nghĩa, huyện Kiến Thụy (nay là phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng), các chiến sĩ quả cảm của Tỉnh đội Kiến An đã tập kích sân bay Cát Bi - căn cứ không quân lớn nhất Ðông Dương của thực dân Pháp khi đó.
Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước quyết toàn thắng trong chiến dịch lịch sử này. Một khí thế thi đua, yêu nước hào hùng được phát động khắp các địa phương để hướng về mặt trận Điện Biên Phủ. Trong đó, Sơn La được xác định là hậu phương trực tiếp và là tiền phương từ hướng nam của mặt trận Điện Biên Phủ.
Dù Ban Cán sự Đảng Lai Châu mới thành lập (10/10/1949) và đi vào hoạt động chưa lâu, địa bàn lại ở vùng núi non hiểm trở, song ngay khi nhận Chỉ thị của Trung ương và Khu ủy Tây Bắc về việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu đã nhận rõ tầm quan trọng của chiến dịch, để từ đó quyết tâm cùng nhân dân góp sức thực hiện chiến dịch.
Những ngày anh chị em dân công ở phân tuyến phục vụ mặt trận Điện Biên Phủ là những ngày thi đua sôi nổi, hào hứng. Ngày đêm công tác vất vả, khó nhọc, anh chị em vẫn vui tươi và hăng hái thi đua, quyết tâm bảo đảm cho bộ đội có đủ vũ khí lương thực diệt thù.